Tìm hiểu lý do ô tô dễ nổ lốp trên đường cao tốc
Nếu lốp bị nổ là lốp trước thì tình thế nguy hiểm hơn bánh sau rất nhiều do đây là lốp dẫn hướng. Người điều khiển sẽ rất khó đánh lái, do vậy
Hiện tượng nổ lốp không chỉ xảy ra với những loại lốp kém chất lượng mà ngay cả lốp của xế hạng sang cũng có nguy cơ “tan” khi lưu thông trên đường cao tốc.
Theo thống kê của Ban quản lý cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, dù lưu lượng xe không quá đông, nhưng mỗi ngày có tới 5 vụ nổ lốp trên cung đường này. Trên các tuyến cao tốc khác như HCM – Trung Lương, Nội Bài – Lào Cai… số lượng xe gặp tình huống tương tự còn cao hơn nhiều.
Theo các chuyên gia kinh nghiệm về ô tô, lốp không chỉ chịu toàn bộ tải trọng mà còn là bộ phận duy nhất của chiếc xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, do vậy, lốp chịu rất nhiều tác động từ bên ngoài khi xe vận hành.
Nguyên nhân nổ lốp xe khi lưu thông trên đường cao tốc
Trên thực tế, có nhiều nguyện nhân gây hư hỏng lốp, nổ lốp, tuy nhiên các nguyên nhân phổ biến thường là:
Một chiếc xe bị nổ lốp khi lưu thông trên đường cao tốc vào buổi chiều
– Va chạm và bị cắt, chém bởi ngoại vật sắc nhọn trên đường (thanh thép, đá, mảnh thủy tinh…).
– Va đập mạnh với ngoại vật gây cấn mâm xe, hư hỏng hoặc rách hông lốp (ổ gà, đá lớn, …)
– Vận hành khi áp suất lốp không phù hợp, chỉ số áp suất quá cao hay quá thấp đều làm tăng nguy cơ hư hỏng, nổ lốp khi xảy ra va chạm với ngoại vật.
– Vận hành khi lốp xe đã bị hư hại (bị cắt, chém, phù…) hoặc được sửa chữa, vá không đúng kỹ thuật.
Hoa lốp quá mòn là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng nổ lốp khi vận hành xe ở tốc độ cao
– Hoa lốp quá mòn, độ sâu của các rãnh gai còn lại quá thấp
– Tác động của thời tiết, ozone hoặc hóa chất, dầu nhớt…
– Lốp bị mất hơi nhanh do van bị nứt, vỡ hoặc rò rỉ hơi ở tim van, mâm xe…
Xử lý tình huống nổ lốp trên cao tốc như thế nào?
Để phòng tránh tai nạn khi xe bị nổ lốp trên đường cao tốc, chuyên gia chăm sóc và bảo dưỡng ô tô chia sẻ, người lái cần bình tĩnh thực hiện các bước sau:
– Đạp sâu chân ga trong một vài giây (áp dụng khi xe chạy tốc độ không quá cao), chú ý không giữ phanh quá lâu để tránh bị trượt xe, vừa có thể giúp xe chạy thẳng mà không bị chuyển hướng.
Khi xe bị nổ lốp, người lái cần bình tĩnh và giữ vô-lăng để xe chạy thẳng
– Nếu lốp xe sau bị nổ, người lái từ từ rà phanh để giảm tốc độ và cho xe tấp vào lề đường. Khi rà phanh, cần giữ bình tĩnh vì xe có thể xảy ra bị rung lắc mạnh khiến người lái khó kiểm soát.
– Nếu lốp bị nổ là lốp trước thì tình thế nguy hiểm hơn bánh sau rất nhiều do đây là lốp dẫn hướng. Người điều khiển sẽ rất khó đánh lái, do vậy, hãy dùng hết sức giữ vô lăng để xe chạy thẳng.
– Khi xe lấy lại thăng bằng và chạy chậm lại, người lái tuyệt đối không vội vã đạp chân phanh, cần kiên nhẫn rà phanh đến khi xe dừng hẳn, vì ngay cả khi xe đang chạy rất chậm, đạp phanh gấp cũng có thể gây lệch hướng.
Leave a Reply